Thiết bị y tế An Sinh

Ngành y tế hiện nay hết sức nỗ lực cho một tiến trình đổi mới toàn diện để làm thế nào để phục vụ người dân được tốt hơn. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong đó công nghệ thông tin sẽ giúp tiến trình thay đổi của ngành được hiện thực hóa. Tại […]

Ngành y tế hiện nay hết sức nỗ lực cho một tiến trình đổi mới toàn diện để làm thế nào để phục vụ người dân được tốt hơn. Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong đó công nghệ thông tin sẽ giúp tiến trình thay đổi của ngành được hiện thực hóa.

Tại hội nghị “Chuyển đổi số y tế quốc gia năm 2020”, Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết trong công cuộc chuyển đổi số, các bộ ban ngành đều đang hết sức nỗ lực cố gắng thực hiện theo sự chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ. Hôm nay, Bộ Y tế phối hợp với Văn phòng Chính phủ, Bộ Thông tin truyền thông tổ chức “Hội nghị Chuyển đổi số quốc gia năm 2020”

Bộ Trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long, phát biểu tại Hội nghị Chuyển đổi số y tế quốc gia

Theo Bộ trưởng, Chuyển đổi số nghe có vẻ xa vời nhưng trong thực tế ngành y tế đã thực hiện và có một số việc ngành y tế đã thực hiện tốt. Trong năm 2020, ngành y tế là một trong những điểm sáng về chuyển đổi số.

Mặc dù trong năm qua, do ảnh hưởng của đại dịch Covid 19 nhưng ngành y tế đã hết sức cố gắng thực hiện mục tiêu chuyển đổi số do Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ giao cho ngành y tế. Mục tiêu quan trọng nhất trong tiến trình chuyển đổi số ngành y tế là để phục vụ người dân tốt hơn và để người dân tiếp cận tới tất cả các dịch vụ ưu việt thiết thực hơn, phúc lợi hơn; làm thế nào để nâng cao chất lượng khám bệnh, chữa bệnh cho người dân.

Ngành y tế dưới sự chỉ đạo trực tiếp của đồng chí Phó Thủ tướng Chính phủ, ngành y tế đã triển khai rất nhiều các hoạt động về chuyển đổi số từ vấn đề về điều hành điện tử cho tới vấn đề liên quan đến hệ thống điều hành các trạm y tế xã…

Hệ thống điều hành điện tử: Bộ Y tế hoàn toàn điều hành bằng điện tử, thực hiện 100% chữ ký điện tử; Toàn bộ văn bản của Bộ đều xử lý qua hệ thống văn bản điện tử. Trong thời gian tới, để nâng cao chất lượng điều hành điện tử, Bộ sẽ đưa vào sử dụng các ứng dụng theo dõi tiến độ, chất lượng xử lý văn bản từ đó đánh giá chất lượng công việc của các đơn vị thuộc Bộ Y tế. Đây sẽ là động lực để các đơn vị trong Bộ Y tế thực hiện tốt hơn các nhiệm vụ của mình.

Đối với Dịch vụ công

Trong một thời gian rất ngắn, ngày 1/6/2020 Bộ Y tế đưa tất cả dịch vụ công của Bộ lên hệ thống mạng điện tử, 100% dịch vụ công mức độ 4 của Bộ Y tế đưa lên cổng dịch vụ công quốc gia là một trong hai bộ cùng với Bộ Thông tin và Truyền thông hoàn thành chỉ tiêu trước 05 năm so với kế hoạch của Thủ tướng Chính phủ. Nhưng không dừng lại ở đó, làm thế nào để tối ưu hóa, nâng cao chất lượng phục vụ đối với các doanh nghiệp và đơn vị,  Bộ sẽ tiếp tục cải cách hành chính, cắt giảm một số thủ tục hành chính. Tới đây, ngành Y tế cam kết cắt giảm 30% thủ tục hành chính tạo điều kiện thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.

Công khai y tế

Tháng 11 vừa qua, Bộ Y tế lần đầu tiên khai trương Cổng Công khai Y tế, Bộ đã công khai và minh bạch toàn bộ tất cả những vấn đề dịch vụ của ngành y tế cung ứng tới người dân. Bộ Y tế đưa lên cổng 62.000 dược phẩm và công khai giá trúng thầu của các đơn vị, công khai giá bán lẻ của các nhà thuốc. Hiện nay hơn 50% các nhà thuốc công khai giá dịch vụ, giá bán lẻ.  Bộ cũng đã đưa lên Cổng Công khai Y tế hơn 17.000 trang thiết bị, vật tư y tế, hơn 93.000 kết quả đấu thầu, trên 1.400 bệnh viện công khai giá dịch vụ y tế tạo ra môi trường minh bạch, cạnh tranh lành mạnh đối với tất cả các đơn vị.

Sắp tới, Bộ sẽ từng bước công khai tất cả điểm bán lẻ dược phẩm, giá thực phẩm chức năng, giúp người dân dễ dàng tra được giá thuốc, so sánh giá bán tại các cửa hàng để có lựa chọn phù hợp nhất.

Đối với phòng chống COVID-19

Một trong những bài học về chống dịch COVID-19 là việc Bộ Y tế đã tập trung ứng dụng công nghệ thông tin trong phòng chống dịch bệnh. Việt Nam là quốc gia đầu tiên ứng dụng tờ khai y tế điện tử, ứng dụng truy vết Bluezone, bản đồ an toàn COVID-19…

Đến nay, Việt Nam là một trong những nước chống dịch COVID-19 thành công nhất với chi phí và mô hình tiết kiệm nhất, hiệu quả nhất.

Khám bệnh chữa bệnh từ xa

Trong vòng 45 ngày, Bộ Y tế đã khai trương 1.000 điểm khám chữa bệnh từ xa, và đến hết năm 2020 sẽ có 1.500 điểm khám chữa bệnh từ xa  giúp người dân được tiếp cận dịch vụ y tế có chất lượng của tuyến trên ngay tại tuyến dưới. Thời gian tới Bộ Y tế tiếp tục kết nối các cơ sở khám chữa bệnh từ xa kể cả các cơ sở khám chữa bệnh tư nhân.

Mạng y tế Việt Nam: một mạng nội bộ của ngành y tế, có đặc điểm như một mạng xã hội, nhưng chỉ kết nối nội bộ giữa các cán bộ, thầy thuốc và nhân viên y tế trong ngành y tế Việt Nam. Đây sẽ là cơ sở dữ liệu của ngành y tế Việt Nam.

Nền tảng quản lý thông tin y tế cơ sở V20: kết nối, liên thông dữ liệu trạm y tế với các hệ thống thông tin quản lý của Trung tâm y tế huyện, Sở Y tế và các cơ sở dữ liệu chuyên ngành của Bộ Y tế, sẽ được áp dụng từ 1/1/2021.

Hồ sơ sức khỏe cá nhân:  với hơn 98 triệu hồ sơ với 42 bệnh án điều trị ngoại trú đều có thể áp dụng đối với tuyến huyện và tuyến xã. Đến 1/7/2021 chính thức đưa vào sử dụng tại các cơ sở y tế trên toàn quốc. Áp dụng đối với tất cả các trường hợp khám chữa bệnh ngoại trú.

Y tế thông minh: tập trung vào bệnh viện không giấy tờ. Ứng dụng AI vào lĩnh vực cấp phép của ngành y tế, triển khai đầu tiên ở lĩnh vực cấp phép dược phẩm…

“Mong muốn mỗi người dân có một bác sỹ và chỉ có công nghệ mới giải quyết được mong muốn này”

Ngành y tế hiện nay hết sức nỗ lực cho một tiến trình đổi mới toàn diện để làm thế nào để phục vụ người dân được tốt hơn.  Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 trong đó công nghệ thông tin sẽ giúp tiến trình thay đổi của ngành được hiện thực hóa.

Theo: Ban Biên tập TTTĐT Cục CNTT

Bài liên quan