Thiết bị y tế An Sinh

Hiển thị tất cả 4 kết quả

1. Máy thở là gì? Nguyên lý hoạt động của máy thở

Máy thở hay máy giúp thở là một thiết bị y tế được cấu tạo nhằm mục đích tạo ra một dòng khí với áp lực vừa đủ đưa thể tích khí vào phổi người bệnh nhân, giúp cho phổi thực hiện sự trao đổi khí ở những người mắc bệnh ngưng thở hoặc thở không hiệu quả.

Các máy thở ngày nay đều hoạt động dựa vào nguyên lý tạo ra chênh lệch áp lực dương để đưa khí vào trong và ra ngoài phổi của bệnh nhân, giúp bệnh nhân thực hiện quá trình thông khí.

Các máy thở áp lực dương tạo ra áp lực dương bên trong phổi, làm căng và nở phổi ra. Các loại máy này tạo ra áp lực dương trong lồng ngực, ngược với sinh lý. Đây là loại máy được dùng phổ biến trong các khoa Điều trị Tích cực vì nó cho phép các bác sĩ hồi sức can thiệp mạnh và kiểm soát tốt hơn thông khí của bệnh nhân.

Nguyên tắc máy thở áp lực dương

– Hít vào : Áp lực dương ở Piston bơm không khí vào phổi

– Thở ra: Dừng áp lực dương và van thở ra mở: không khí từ phổi ra ngoài

Ưu nhược điểm:

– Áp lực dương tốt cho trở kháng đường thở cao, kém hợp tác.

– Áp lực dương quá lớn có thể gây vỡ phế nang.

– Khi dang thở áp lực dương nếu không đặt PEEP có thể gây xẹp phế nang.

– Mất phản xạ thở nếu thở máy dài ngày.

– Ảnh hưởng tuần hoàn máu.

2. Cấu tạo và hoạt động

Máy thở sử dụng piston tạo áp lực. Đầu tiên máy lấy không khí ở bên ngoài vào bằng cách kéo piston và mở van lấy khí. Chu kì hít vào, máy đẩy piston lên không khí được đưa qua van một chiều thẳng đến bệnh nhân.

Trước đây, các loại máy thở dùng van một chiều, hiện nay máy dùng motor nén khí nên để điều khiển luồng khí theo nhịp thở sẽ thường dùng van điện từ.

Máy thở áp lực dương dùng máy đẩy khí vào phổi làm tăng áp lực đường thở trung tâm. Áp lực trong đường thở trung tâm tăng sẽ giúp đẩy khí đi vào phế nang nhờ đó phổi sẽ nở ra. Khi phổi nở ra máy sẽ dừng bơm khí vào đường thở, khi đó áp lực trong đường thở trung tâm giảm xuống. Thì thở ra xảy ra áp lực trong đường thở trung tâm giảm xuống thấp hơn so với áp lực trong phế nang.

Hệ thống điều khiển (Control System) : Có nhiệm vụ tạo và kiểm soát các chế độ thở khác nhau phù hợp với tình trạng của từng bệnh nhân. Hệ thống điều khiển bao gồm nhiều thành phần kết hợp : mạch xử lý, các valse, cảm biến khí…

Màn hình (Monitor) : Cung cấp thông tin về các thông số đang hoạt động của máy thở, tình trạng bệnh nhân, các cảnh báo…

Khối nguồn (Sources) : Cung cấp nguồn cho toàn bộ hệ thống hoạt động, có thể bao gồm cả pin sạc dự phòng.

Khối giao tiếp bệnh nhân (Patient Interface) : Trực tiếp tương tác với bệnh nhân thông qua các ống thở tạo thành mạch liên hoàn (patient circuit). Tùy vào thiết kế của máy, có thể gồm 1 hoặc 2 ống thở. Kết nối với bệnh nhân thông qua mặt nạ, ống nội khí quản hoặc mở khí quản.

3. Các dòng máy thở đang được sử dụng phổ biến hiện nay
3.1 Máy thở xâm lấn hay xâm nhập

Vậy thở máy xâm nhập là gì?

Thở máy xâm nhập là hình thức thông khí nhân tạo qua nội khí quản hoặc canuyn mở khí quản, phương thức thông khí xâm nhập trong đó bệnh nhân thở máy với thể tích lưu thông được đặt trước, tần số thở theo tần số tự thở của bệnh nhân.

Phương thức này kiểm soát được thể tích lưu thông của bệnh nhân nhưng không kiểm soát chặt chẽ được thông khí phút và áp lực đường thở sẽ thay đổi tùy theo tình trạng cơ học phổi. Khi sử dụng phương thức này, bệnh nhân không cần ngừng thở hoàn toàn, do đó không cần sử dụng thuốc giãn cơ.

Máy thở xâm lấn di động MTV100 tới từ thương hiệu Mekics – Hàn Quốc

3.2 Máy thở không xâm lấn hay máy thở không xâm nhập

Thở máy không xâm nhập là gì?

Thở máy không xâm nhập là một phương thức thở bằng máy mà trong suốt chu kỳ hô hấp, bệnh nhân thở tự nhiên nhưng bị đặt một áp lực dương hoặc áp lực dương hai mức.

Áp lực này được tạo ra với mục đích giúp phổi nở, cải thiện quá trình trao đổi khí, từ đó giúp bệnh nhân nhận được lượng oxy cần thiết, đồng thời giảm lượng carbon dioxide và giảm triệu chứng khó thở cho người bệnh.

Những bệnh nhân được áp dụng thở máy không xâm nhập bắt buộc phải đang trong tình trạng tỉnh táo và cơ hô hấp vẫn có thể hoạt động bình thường.

Máy thở không xâm lấn cao cấp HFT700 thuộc thương hiệu Mekics – Hàn Quốc

Thở máy không xâm nhập gồm 2 loại:

– Máy thở CPAP là loại máy thở chỉ tạo một mức áp lực dương liên tục.
– Máy thở BiPAP là loại máy thở có hai mức áp lực dương.

Các loại máy này đều có kích thước nhỏ gọn, mang đến hiệu quả cao, có thể sử dụng ngay tại nhà với mức chi phí thấp.

3.3 Máy thở HFNC

Liệu pháp oxy lưu lượng cao trong máy thở HFNC là một trong những biện pháp can thiệp thường được bác sĩ chỉ định trong chăm sóc bệnh nhân thiếu oxy mô cấp tính.

Oxy được cung cấp có lưu lượng thấp qua ống thông mũi (low-flow nasal cannula – LFNC) chỉ có thể cung cấp hiệu quả tối đa 4 đến 6 lít/phút, tương đương nồng độ FiO2 khoảng 37 – 45%. Khi sử dụng lâu dài lưu lượng oxy nhiều hơn 4-6 lít/phút sẽ kích ứng niêm mạc mũi, làm khô đường thở và tăng nguy cơ chảy máu mũi.

Trong liệu pháp này, nồng độ FiO2 liên quan trực tiếp đến lưu lượng oxy. Để tăng FiO2, phải tăng lưu lượng oxy. Cung cấp oxy lưu lượng thấp qua ống thông mũi, là một hệ thống mở nên lượng oxy rò rỉ rất nhiều, hiệu quả điều trị hạn chế.

Máy thở oxy dòng cao HFNC thuộc thương hiệu Mekics – Hàn Quốc

Liệu pháp oxy lưu lượng cao qua ống thông mũi (High-flow nasal cannula – HFNC) là một hệ thống cung cấp oxy có khả năng cung cấp tới 100% oxy được làm ấm và ẩm, với lưu lượng lên đến 60 lít/phút. Trong HFNC, tất cả các cài đặt đều được kiểm soát độc lập, cho phép kiểm soát tốt hơn việc cung cấp FiO2 và một số lợi ích khi sử dụng.

Các thành phần cơ bản bao gồm một bộ tạo dòng cung cấp lưu lượng dòng khí lên đến 60 lít/phút, một bộ trộn oxy – không khí để đạt được mức tăng FIO2 từ 21% đến 100% bất kể lưu lượng dòng khí và bộ làm ẩm có thể bão hòa làm ẩm hỗn hợp khí ở nhiệt độ 31 đến 37oC.

Để giảm thiểu sự ngưng tụ, khí đã được làm ẩm và ấm được cung cấp cho bệnh nhân qua các ống dẫn nhiệt đến ống thông mũi (wide-bore nasal prong)

4. Các hãng máy thở đang có trên thị trường

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều hãng máy thở đến từ nhiều quốc gia trên thế giới, với nhiều thương hiệu nổi tiếng như: Drager của Đức, GE Medical Systems – Mỹ, Metran Co., Mekics – Hàn Quốc, Ltd – Nhật Bản, Acutronic Medical System AG, Maquet- Thụy Điển, Mindray – Trung Quốc, Covidien – Mỹ, Phillips – Mỹ,…