Ansinhmed.com Thiết bị y tế kà các sản phẩm đặc chủng, chuyên dụng, công nghệ cao và đa số rất đắt tiền. Với sự phát triển của công nghệ khoa học, ngày nay việc chẩn đoán và điều trị bệnh chủ yếu dựa vào sự hỗ trợ của các trang thiết bị y tế. Việc đầu tư cho các thiết bị y tế luôn chiếm một tỷ trọng rất lớn về kinh phí của các cơ sở y tế, chưa kể tới chi phí vận hàng, bảo dưỡng và sữa chữa.
( Kỹ sư Y sinh được xem là nghề hót của thế kỷ 21 )
Do ít phổ biến, chủ yếu là hàng nhập khẩu và lại là thiết bị công nghệ cao nên việc sữa chữa các thiết bị này trong nước hiện nay gặp rất nhiều khó khăn. Có thể nói việc sữa chữa các trang thiết bị này ở nước ta chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế của các cơ sở y tế, rất nhiều thiết bị đã dừng sử dụng khi mới khai thác được thời gian ngắn vì thợ trong nước không sữa chữa được. Chi phí cho sữa chữa, thay thế linh kiện các trang thiết bị y tế ở nước ta hiện nay là cực kỳ tốn kém, mà lý do chủ yếu là giá cả đắt đỏ của linh kiện được cung cấp bởi các hãng sản xuất độc quyền.
Việc thay thế, sữa chữa đắt đỏ là vậy nhưng thật buồn là hầu hết các cơ sở y tế hiện nay trên cả nước có ý thức về bảo quản thiết bị rất kém và thật sự đáng báo động. Có không ít thiết bị vận hành sai thông số: monitor, máy tách Oxy, máy thở, máy xét nghiệm…nhưng vẫn được sử dụng để chẩn đoán và điều trị, gây ra những ảnh hưởng và hậu quả nghiêm trọng mà bệnh nhân chính là người gánh chịu.
Bằng kinh nghiệm qua nhiều năm kinh doanh và sữa chữa các trang thiết bị y tế. Chợ y tế xin chia sẻ những kinh nghiệm cốt lõi và rất quan trọng để các đơn vị sử dụng các thiết bị được bền bỉ và chính xác hơn.
Nguyên nhân hỏng hóc các thiết bị Y tế và cách hạn chế
I. CHẤT LƯỢNG THIẾT BỊ
Nguyên nhân:
Thể hiện ở chất lượng vật liệu kết cấu, cấu tạo nên các bo mạch, linh kiện phía trong. Lý do này hay gặp ở các năm thứ 2, thứ 3 trở đi. Kinh nghiệm cho thấy các hãng sản xuất càng thương hiệu thì thiết bị hoạt động càng bền bỉ và ổn định.
Cách hạn chế:
Vấn đề này do người tiêu dùng quyết định ngay từ khâu lựa chọn thiết bị, tuy nhiên nó lại bị chi phối bởi nhiều yếu tố khác, quan trọng nhất là giá thành, bởi mua hàng thương hiệu thì thường giá thành đắt. Vấn đề tốt nhất ở đây là nếu không đủ tiền mua hàng thương hiệu mạnh thì các bạn hạy tìm hiểu thật kỹ để mua được sản phẩm tốt nhất với tầm tiền bỏ ra.
II. NGUỒN ĐIỆN
Nguyên nhân:
Đây là lý do đơn giản và hay gặp nhất nhưng người sử dụng thường ít quan tâm, điện lưới ở VN thường rất không ổn định. Nhiều người lầm tưởng sử dụng Ổn áp hay lưu điện là giải quyết được là hoàn toàn sai lầm, chỉ có sử dụng lưu điện Online mới có thể đảm bảo lượng điện điều tiết vào thiết bị ổn định nhất. Nguồn điện có thể bị ảnh hưởng bởi các điều kiện sử dụng xung quanh như: quá gần trạm biến thế, gần cơ sở Hàn xì, các công trường…lúc này dòng điện sẽ biến thiên liên tục và đột ngột. Thông thường các thiết bị đều có cơ chế tự điều chỉnh nhưng chỉ được một giới hạn nhất định, nếu vượt quá xa sẽ dễ cháy nổ hoặc dần dần sẽ làm giảm tuổi thọ của linh kiện. Ngoài ra do thi thoảng bị mất điện nên các cơ sở y tế thường sử dụng các loại máy phát, và đây là sát thủ số 1.
Dó là chưa kể đến các lý do bất khả kháng khác như chập điện, và đặc biệt là sét đánh.
Cách hạn chế:
Trước tiên bạn phải nhờ kỹ thuật kiểm tra độ ổn định của dòng điện lưới, và có ổn định thì chúng tôi khuyên bạn nên đầu tư một “ bộ lưu điện online “. Cách đấu điện lý tưởng nhất cho thiết bị là
Điện lưới ( nguồn cấp ) => Ổn áp => Lưu điện Online => Thiết bị Y tế
Khi sử dụng máy phát, hãy chờ cho máy chạy ổn định, kim chỉ trên ổn áp ổn định thì hãy bật nguồn cấp từ ổn áp ra lưu điện ( để bảo vệ cả lưu điện ).
Sử dụng lưu điện online có thể tránh được cháy chập, sét đánh và yên tâm sử dụng máy phát nhưng vào thời điểm có sấm sét các bạn vẫn không nên vận hành thiết bị và nếu không thật sự cần thiết cũng không nên sử dụng máy phát vì các thiết bị vẫn rất dễ hỏng hóc.
III. ĐỘ ẨM MÔI TRƯỜNG

( Độ ẩm phá hủy rất nhiều thứ không riêng các thiết bị điện tử )
Nguyên nhân
Có lẽ đây là lý do thường gặp thứ 2 ở nước ta làm hỏng hóc các trang thiết bị y tế. Với thời tiết nhiệt đới gió mùa, độ ẩm không khí thường quá cao so với thông thường nhất là vào mùa xuân có khi trên 90%, thông thường là 70-80%. Trong khi độ ẩm lý tưởng của các thiết bị điện tử nói chung là 40 – 50%. Rất ít hãng sản xuất TBYT nhiệt đới hóa thiết bị cho phù hợp với khí hậu nước ta bởi doanh số thị trường ở đây là không đủ để họ làm tốt điều đó. Độ ẩm sẽ là tác nhân trung gian cùng với bụi bẩn làm chập cháy linh kiện bên trong thiết bị. Điều này thể hiện rõ nhất khi bật máy không lên hoặc vụt tắt hoặc chập chờn rồi tắt.
Trường hợp này nhiều người nhầm tưởng việc sử dụng hút ẩm là yên tâm và bật cả ngày lẫn đêm, như vậy vừa lãng phí và không đúng.
Cách khắc phục
Trước tiên khi xây dựng phải có phương án chống ẩm sàn, chống dột, cửa phải thông thoáng… Tốt hơn bạn nên có ẩm kế đặt trong phòng và kiểm tra mỗi ngày để xác định mức độ cấp thiết để bảo quản thiết bị. Khi không sử dụng thiết bị thì nên mở của phòng cho thoáng và bật quạt để thông gió nếu phòng kín.
Mỗi phòng nên trang bị điều hòa một hoặc hai chiều với công suất phù hợp, điều hòa không nhất thiết phải bật liên tục. Trước khi bật thiết bị lên, các bạn đóng kín cửa rồi bật điều hòa tối đa để nó hút hết hơi ẩm trong phòng và thiết bị ra. Sau khoảng 1 tiếng, tùy vào phòng và công suất điều hòa các bạn có thể tắt điều hòa đi rồi bật máy lên để sử dụng. Tối ưu nhất, nếu có là các bạn nhìn ẩm kế chỉ độ ẩm dưới 60% là an toàn.
Khi đã sử dụng điều hòa không cần thiết phải trang bị thêm máy hút ẩm, máy hút ẩm với cùng tầm tiền thì công suất làm khô thua xa điều hòa. Hơn nữa, nhược điểm của máy hút ẩm là phải bật liên tục và phòng phải đóng kín liên tục. Trong khi phòng lại có bệnh nhân ra vào, mỗi lần ra vào không khí nhanh chóng từ ngoài ùa vào nên không hiệu quả. Hút ẩm ở đây thường dùng khi không vận hành thiết bị, giảm điện năng so với điều hòa nhất là ban đêm. Hút liên tục vào ban đêm sẽ giúp các thiết bị tránh bị hơi nước ngưng tụ bên trong, tuy nhiên khi nhân viên mở cửa phòng thì chỉ vài phút không khí sẽ bão hòa như bình thường và lúc này phải hết sức lưu ý khi bật thiết bị.
Cách bảo vệ thiết bị khỏi tác hại của độ ẩm ta làm như sau :
+ Điều hòa ( bật trước một lúc lâu ) => Bật máy : Đây là phương án tiết kiệm điện năng và bớt được một máy hút ẩm
+ Hút ẩm liên tục ( ban đêm, khi dừng vận hành lâu ) => điều hòa => Bật máy : Đây là phương án tối ưu nhất
IV. BỤI BẨN
Nguyên nhân:
Nhiều người cứ lầm tưởng phòng sạch sẽ, kín là không có bụi. Bụi li ti sẽ theo các khe hở nhỏ và từ gió điều hòa, nhất là chính bệnh nhân hoặc nhân viên y tế mang vào tích tụ dần dần. Bụi sẽ theo khe hở của thiết bị, theo quạt tản nhiệt bám và các bo mạch linh kiện và tích tụ dần. Lâu này nó sẽ bám kín các chân linh kiện, khoảng cách giữa các vi mạch làm giảm tiếp xúc gây chập chờn khi các thiết bị hoạt động từ đó làm giảm tuổi thọ các thiết bị.
Đặc biệt nghiêm trọng, khi bụi tích tụ nhiều gặp không khí ẩm sẽ chính là cấu nối dẫn điện gập chập thiết bị. Hai yếu tố này thể hiện rõ nhất khi thiết bị lúc đầu bật lên chập chờn, nhập nhòe rồi một lúc máy nóng lên là chạy bình thường.

Bụi còn gây hạn chế thông gió của quạt tản nhiệt, hạn chế thoát nhiệt từ các bộ phận tản nhiệt cho linh kiện dẫn đến máy nóng và hoạt động chậm.
Cách khắc phục
Ngay từ thiết kế phòng đến quy trình tiếp đón bệnh nhân và vệ sinh thường xuyên để hạn chế thấp nhất bụi xâm nhập vào thiết bị. Căn cứ vào đặc điểm thực tế môi trường xung quanh để lên kế hoạch bảo dưỡng định đi cho phù hợp. Với các thiết bị đơn giản, kể cả các máy siêu âm, X-Quang… khi hết bảo hành khách hàng có thể tự tháo phần nắp lưng ra dùng máy xì để thổi hết bụi ra ngoài, sử dụng các chổi nhỏ chuyên dụng vệ sinh tối đa có thể. Khi thiết bị quá phức tạp, các bạn sợ hỏng thì tốt hơn hết là “ gọi kỹ sư bảo dưỡng định kỳ thiết bị “ nhất là mùa mua xuân.
V. KHÔNG BẢO DƯỠNG ĐỊNH KỲ
Bảo dưỡng định kỳ cho thiết bị thường làm sau khi thiết bị hết bảo hành, nó được khuyến cáo bởi các hãng sản xuất nhưng đa số người sử dụng bỏ qua vấn đề quan trọng nhất này. Bảo dưỡng có các tác dụng :
- Kiểm tra tình trạng hoạt động hiện tại của thiết bị và hiệu chỉnh lại các thông số phần cứng, phần mềm về trạng thái chuẩn nhất.
- Vệ sinh bụi, độ ẩm cho các bo mạch, linh kiện.
- Kiểm tra và thay thế nếu cần thiết với các cable truyền tín hiệu, dây điện và linh kiện đã kém gây nguy cơ giảm truyền tín hiệu hoặc chập cháy.
Chí phí cho bảo dưỡng đa số người dùng cảm thấy cao nên tiếc không muốn làm, cho rằng máy đang chạy bình thường nên không cần thiết. Đó là cách nghĩ hết sức sai lầm và tai hại, chi phí bảo dưỡng là quá nhỏ so với chi phí sữa chữa và thay thế linh kiện khi hỏng hóc xảy ra.
Đó là chưa kể đến một số thiết bị yêu cầu phải được bảo dưỡng, kiểm chuẩn, nội kiểm liên tục bởi dễ dẫn tới sai số, ảnh hưởng tới chẩn đoán và điều trị như: máy xét nghiệm, máy thở…
VI. SỬ DỤNG SAI QUY TRÌNH
Hay nói cách khác là thiết bị hỏng hóc do lỗi cố ý hay thiếu ý thức khi vận hành của người sử dụng. Minh họa rõ nhất cho điều này là các thiết bị trong công lập nhanh hỏng hóc và xuống cấp hơn so với cơ sở y tế tư nhân. Chúng tôi không đề cập đến các điều kiện bảo quản ở trên và muốn nhấn mạnh đến ý thức người sử dụng, cụ thể như :
+ Bật tắt máy không đúng quy trình, hay tắt điện đột ngột: sẽ dẫn đến sốc điện, chết hoặc lỗi chương trình phần mềm và ổ cứng.
+ Thao tác quá nhanh, nhiều tăng tải cho cho thiết bị: dẫn đến nóng, treo thiết bị, dẫn đến phải ngắt điện đột ngột và khởi động lại ngay.
+ Không dùng hoặc tạm dừng quá lâu nhưng để máy chạy liên tục: giảm tuổi thọ linh kiện
+ Sử dụng quá công suất thiết kế của máy: mỗi thiết bị đều được hãng sản xuất khuyến cáo về mức độ sử dụng thiết bị nhưng đa số bị người sử dụng lơ đi điều này.
Ví dụ: máy XQ dòng 200 mmA không nên phát tia quá 150 lần / ngày, máy siêu âm chất lượng kém không thể siêu âm 200 – 300 bệnh nhân / ngày. Đầu dò khối không nên chạy quá 20 phút liên tục..
Nếu các bạn đang cho rằng mình đang làm tốt nhiều điểm trên hoặc tất cả mà nhiều năm máy vẫn chạy tốt thì đừng vội mừng. Chỉ là bạn đang may mắn và nguy cơ có thể đến bất kể lúc nào.
Kết luận: để thiết bị y tế của bạn hoạt động bền bỉ các bạn cần nhớ 3 nguyên tắc vàng sau đây
1. Trang bị đủ thiết bị phụ trợ ngay từ đầu để bảo vệ thiết bị : lưu điện online, ổn áp, điều hòa, hút ẩm.
2. Vận hành thiết bị đúng cách: đúng quy trình, đúng công suất thiết kế.
3. Bảo dưỡng định kỳ.
Chúc các bạn bảo quản tốt nhất cho thiết bị của mình!