Thiết bị y tế An Sinh

Hiện nay, xét nghiệm RT-PCR và Test nhanh kháng nguyên là 2 phương pháp được Bộ Y tế cấp phép thực hiện để tìm kiếm bằng chứng nhiễm SARS-CoV-2. Tuy vậy, mỗi phương pháp lại có những ưu – nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào từng đối tượng, giai đoạn, diễn biến lâm sàng […]

Hiện nay, xét nghiệm RT-PCR và Test nhanh kháng nguyên là 2 phương pháp được Bộ Y tế cấp phép thực hiện để tìm kiếm bằng chứng nhiễm SARS-CoV-2. Tuy vậy, mỗi phương pháp lại có những ưu – nhược điểm khác nhau. Tùy thuộc vào từng đối tượng, giai đoạn, diễn biến lâm sàng ở người bệnh mà nhân viên y tế sẽ thực hiện 1 hoặc cả 2 phương pháp.

Test nhanh Covid-19

Test nhanh Covid-19 là phương pháp xét nghiệm giúp phát hiện các protein trên bề mặt của virus SARS-CoV-2 (xét nghiệm kháng nguyên) hoặc phát hiện các kháng thể do hệ thống miễn dịch của cơ thể phản ứng với việc lây nhiễm COVID-19 (xét nghiệm kháng thể).

Xét nghiệm tìm kháng thể thường dùng để sàng lọc xem cá nhân đó có đáp ứng miễn dịch với loại virus này hay không và nếu có kháng thể trung hòa đặc hiệu thì cơ thể sẽ ghi nhớ miễn dịch giống như tiêm vaccine.

6 nhóm đối tượng cần test nhanh kháng nguyên Virus Sars-Cov-2

– Người có yếu tố dịch tễ, sinh sống tại khu vực có ca mắc Covid-19 trong vòng 28 ngày.

– Người có các dấu hiệu như ho, sốt, rát họng… cần xét nghiệm để sàng lọc.

– Người tiếp xúc trực tiếp ca nhiễm Covid-19, nhưng chưa thể thực hiện xét nghiệm Realtime RT-PCR trong thời gian ngắn.

– Người cần di chuyển liên tỉnh như lái xe, giao hàng, người cần giấy thông hành về quê

– Người lao động làm việc trong môi trường đông đúc, kín gió như khu công nghiệp, nhà máy…

– Áp dụng cho các cơ sở y tế chưa đủ điều kiện xét nghiệm sàng lọc Covid-19 bằng phương pháp RT-PCR.

Ưu – nhược điểm của test nhanh COVID-19 

Ưu điểm

– Thời gian trả kết quả nhanh chóng từ 15-30 phút.

– Chi phí thấp.

– Kỹ thuật xét nghiệm đơn giản, dễ thực hiện.

– Phù hợp sử dụng để khoanh vùng, sàng lọc ca nghi nhiễm trên diện rộng.

Nhược điểm

– Độ nhạy kém nên tỷ lệ dương tính – âm tính giả tương đối cao, do vậy dễ bỏ lọt các ca nhiễm bệnh và gây lan dịch âm thầm trong cộng đồng.

– Với kết quả dương tính của phương pháp này cần phải khẳng định lại bằng phương pháp sinh học phân Realtime PCR.

– Độ ẩm và nhiệt độ nơi xét nghiệm có thể ảnh hưởng đến kết quả.

– Mẫu bệnh phẩm nếu bị lẫn máu sẽ ảnh hưởng tới kết quả xét nghiệm

Xét nghiệm Real time RT-PCR

Xét nghiệm PCR (Polymerase chain reaction) thực hiện bằng kỹ thuật Real Time hay gọi tắt là RT-PCR. Trong kỹ thuật này, dịch phết hầu họng của người nghi nhiễm được lấy để phân tích vật chất di truyền, phát hiện một đoạn gen đặc trưng của vi rút SARS-CoV-2 để kết luận về sự hiện diện của vi rút SARS-CoV-2 trong mẫu bệnh phẩm.

6 nhóm đối tượng cần xét nghiệm PCR

– Làm hồ sơ xuất cảnh; du học

– Lái xe vận chuyển hàng hóa; và di chuyển giữa các địa phương.

– Các cá nhân cần giấy xét nghiệm âm tính với COVID-19 để đi làm

– Cần khám sàng lọc COVID-19 một cách chính xác

– Tổ chức, doanh nghiệp có nhu cầu xét nghiệm sàng lọc Covid-19 cho nhân viên.

– Đối tượng khác…Có nhu cầu xét nghiệm Covid với độ chính xác cao

Ưu nhược điểm của xét nghiệm PCR

Ưu điểm của Xét nghiệm RT-PCR

– Độ chính xác cao với độ nhạy và độ đặc hiệu >95%;

– RT-PCR ít có khả năng mang lại âm tính giả hơn so với các phương thức thử nghiệm khác;

– Cho ra kết quả định lượng nồng độ vi rút tại thời điểm xét nghiệm. Do đó hỗ trợ tốt cho bác sĩ trong việc tiên lượng tiến triển bệnh cũng như đánh giá hiệu quả điều trị;

Nhược điểm khi Xét nghiệm RT-PCR

– Các báo cáo chỉ ra rằng độ chính xác của kết quả RT-PCR phụ thuộc rất nhiều vào: Thời gian thu thập mẫu; loại mẫu; quá trình bảo quản, lưu trữ và xử lý mẫu.

– RT-PCR cho COVID-19 chỉ có thể cho biết liệu một người hiện đang bị nhiễm loại -coronavirus cụ thể này hay không. Nó không thể cung cấp thông tin về các bệnh hoặc triệu chứng khác.

– Kết quả âm tính giả có thể xảy ra nếu mẫu không được lấy đúng cách hoặc nếu một cá nhân được xét nghiệm quá sớm sau khi tiếp xúc với vi rút hoặc quá muộn khi nhiễm vi rút.

– Ngoài ra, kỹ thuật ngoáy mũi họng sâu đã được báo cáo là rất khó chịu đối với một số người lớn và trẻ nhỏ.

– Thời gian trả kết quả kể từ khi lấy mẫu dài hơn so với phương pháp Test nhanh kháng nguyên. Thông thường, nó kéo dài trong khoảng 5-12 giờ.

– Đòi hỏi cao về kỹ thuật của người lấy mẫu, kỹ thuật viên xét nghiệm và thiết bị, máy móc hiện đại.

– Giá thành khá cao.

Cần thưc hiện xét nghiệm realtime RT-PCR ít nhất từ 3-5 lần tại nhiều thời điểm khác nhau mới xác định có nhiễm vi rút SARS-CoV-2 hay không. Ngoài ra, trong quá trình đợi kết quả và giữa các lần xét nghiệm, người được xét nghiệm cần phải cách ly để tránh nguy cơ lây nhiễm cho cộng đồng.

Những chia sẻ từ bài viết trên đây hy vọng sẽ giúp bạn đọc phân biệt được giữa Test nhanh kháng nguyên và RT-PCR trong sàng lọc Covid-19.

Nhằm giúp mọi người chủ động hơn trong việc bảo vệ sức khỏe cho chính mình và gia đình để sẵn sàng bắt đầu một “cuộc sống bình thường mới” với COVID-19, An Sinh Medical cung cấp các loại test nhanh Covid bao gồm:

– Test nhanh  Humasis ( Hãng Sx Humasis, Hàn Quốc)

– Test nhanh Genbody (Hãng Sx : Genbody, Hàn Quốc)

– Test nhanh Ag Rapigen, Inc, Biocedit (Hãng Sx RapiGen Inc, Hàn Quốc)

– Trueline Covid-19 Ag Rapid Test (Hãng Sx Medicon, Việt Nam)

– Kit test nhanh Covid-19 bằng nước bọt (Hãng Sx Wahan, Trung Quốc)

Tất cả sản phẩm được An Sinh nhập khẩu và phân phối trực tiếp nên cam kết giá tốt nhất để hỗ trợ chống dịch. Hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và nhận báo giá tốt nhất.

Bài liên quan