VND USD
Kết nối với chúng tôi Theo dõi An Sinh Medical trên Facebook Theo dõi An Sinh Medical trên Youtube Theo dõi An Sinh Medical trên TikTok

Tổng quan về vai trò, chức năng của bơm tiêm điện y tế

23 năm trước

1. Bơm tiêm điện là gì?

Bơm tiêm điện là một loại thiết bị y tế được thiết kế để gắn các loại bơm tiêm khác nhau (theo thể tích bơm), giúp người dùng có thể điều chỉnh và cài đặt sẵn nhiều thông số khác nhau như liều lượng tiêm, thời gian tiêm... để đạt sự chính xác cao nhất. Bơm tiêm điện sẽ giúp tiêm thuốc cho một hoặc nhiều bệnh nhân cùng lúc trong thời gian dài với lưu lượng nhỏ mà không cần thao tác trực tiếp của Bác sĩ, nhờ đó bác sĩ có thể rảnh tay làm được nhiều việc khác và chăm sóc được nhiều bệnh nhân hơn.

Bơm tiêm điện SP-8800, AMPall - Hàn Quốc

2. Mục đích, chức năng của bơm tiêm điện

- Đưa một lượng thuốc rất nhỏ vào bệnh nhân với độ chính xác cao

- Duy trì nồng độ thuốc nhất định trong cơ thể bệnh nhân trong thời gian dài.

3. Ưu điểm của bơm tiêm điện

So với các dòng bơm tiêm thông thường thì bơm tiêm điện có khá nhiều ưu điểm :

- Đặt được thể tích thuốc cần tiêm

- Đặt được thời gian tiêm

- Đặt được lưu lượng tiêm, điều chỉnh được tốc độ bơm, bơm nhanh hoặc bơm chậm tùy vào từng loại

- Tương thích với với nhiều loại bơm tiêm trên thị trường

- Cảnh báo, báo động : mất nguồn, pin yếu, hết thuốc, cạn, tắc, hoàn thành ...

4. Cấu tạo của bơm tiêm điện

 

5. Các chỉ định sử dụng bơm tiêm điện

Trong gây mê:

- Duy trì nồng độ thuốc mê ổn định trong huyết tương là điều kiện cơ bản để đảm bảo chất lượng cuộc mê. Điều này hết sức cần thiết với 3 loại thuốc dùng trong gây mê:

+ Thuốc tiền mê, duy trì an thần: các loại thuốc như barbituric, Propofol, Fentanyl…

+ Thuốc giãn cơ: các loại thuốc thuộc nhóm succinylcholine…

+ Thuốc giảm đau: Morphin hoặc các dẫn chất của nó.

Trong hồi sức cấp cứu:

- Thuốc trợ tim mạch: Dopamin, Dobutamin, Adrenalin

- Các thuốc thuốc hormon: Insulin điều trị rối loạn đường huyết cấp

- Sử dụng các thuốc chống cao huyết áp

Trong các khoa phòng khác:

+ Thuốc, hoá chất điều trị ung thư

+ Thuốc trợ tim, vận mạch, chống loạn nhịp….

6. Các điểm cần chú ý khi sử dụng bơm tiêm điện

- Đảm bảo nguồn liên tục và nên luôn có pin ở chế độ chờ sẵn sàng sử dụng;

- Bảo trì và kiểm tra thường xuyên về mặt kỹ thuật;

- Không được phép điều chỉnh hay lắp đặt trong lúc đã kết nối với người bệnh (phải điều chỉnh các thông số và chạy thử ổn định sau đó mới lắp vào người bệnh);

- Cần được tính toán pha thuốc theo đúng liều lượng chỉ định;

- Kỹ thuật pha thuốc nên thực hiện theo phương thức là hút dung môi vào bơm tiêm trước, sau đó đuổi khí và đẩy bớt dịch dung môi ra ngoài và mới bơm hút dịch thuốc vào sau (cách này làm cho thể tích dung môi và thuốc là chính xác, và lượng thuốc không bị mất đi mà đủ đúng);

- Cần có nhãn dán trực tiếp lên bơm tiêm ghi rõ : tên thuốc,liều, tốc độ, giờ bắt đầu,giờ kết thúc (nếu cần);

- Trong quá trình bơm tiêm hoạt động cần kiểm tra thường xuyên sự hoạt động liên tục của bơm tiêm cảnh giác đường truyền,các khớp nối tránh tình trạng gập hay tắc nghẽn đường truyền;

- Đường truyền dẫn thuốc (bơm tiêm điện) cần có tốc độ truyền ổn định và liên tục,không nên điều chỉnh tốc độ ở đường truyền này (nghĩa là sẽ dành riêng một đường truyền ưu tiên);

- Khi vận chuyển người bệnh đi cần phải kiểm soát và tính toán quãng đường (cảnh giác hết pin do đường đi quá xa);

- Khi dùng bơm tiêm điện,người điều dưỡng phải theo dõi sát tình trạng đáp ứng thuốc và không đáp ứng hoặc đáp ứng quá mức để thông báo chỉ định điều chỉnh liều lượng, tốc độ kịp thời.

7. Bảo quản bơm tiêm điện

- Lau chùi máy mỗi ngày bằng khăn mềm thấm nước .Không dùng cồn;

- Để máy trong phòng thoáng mát, khô ráo;

- Tránh vận hành máy nơi dễ cháy;

- Không để bất kỳ đồ vật gì lên trên máy;

- Lưu ý: Cắm điện thường xuyên khi không sử dụng để máy luôn sẵn sàng hoạt động khi cần.

 

Chia sẻ: