Thiết bị y tế An Sinh

Hiện nay, tia X được ứng dụng rất rộng rãi trong y tế, trong chẩn đoán, phẫu thuật, CT-scanner, đo loãng xương…Do đó, việc trang bị một hệ thống chụp X-quang là không thể thiếu trong một cơ sở khám chữa bệnh đa khoa, tổng quát. Cũng giống như các thiết bị và hàng hóa […]

Hiện nay, tia X được ứng dụng rất rộng rãi trong y tế, trong chẩn đoán, phẫu thuật, CT-scanner, đo loãng xương…Do đó, việc trang bị một hệ thống chụp X-quang là không thể thiếu trong một cơ sở khám chữa bệnh đa khoa, tổng quát.
Cũng giống như các thiết bị và hàng hóa khác, thị trường máy X-quang cũng được phân chia rõ ràng thành nhiều phân khúc khác nhau, tùy thuộc vào giá thành, tính năng, hiệu năng, hãng sản xuất và xuất xứ của sản phẩm.
Hiện nay, các hệ thống máy chụp x-quang cổ điển có nhiều hạn chế về tính năng, liều chụp lên bệnh nhân cao, bất cập trong việc lưu trữ, truy cứu hay truyền tải, ít thân thiện với môi trường…do đó trong khuôn khổ bài viết này chúng tôi chỉ đề cập chủ yếu tới việc đầu tư nâng cấp hệ thống x-quang cổ điển lên kỹ thuật số hoặc đầu tư hệ thống x-quang kỹ thuật số.
1.Xu hướng số hóa từ máy X-Quang cổ điển có sẵn
Về nguyên tắc bất kỳ máy phát X-Quang nào đều có thể sử dụng để nâng cấp lên X-Quang KTS. Bao gồm cả máy phát thấp tần hoặc cao tần, cả sóng hoặc nửa sóng, công suất thấp từ 40 – 1.000 mmA. Tuy nhiên với công suất thấp thì chất lượng hình ảnh thu được không cao, nhất là khi cần chụp các cơ quan khó như cột sống, xương sọ mặt. Theo kinh nghiệm chúng tôi khuyến cáo các nguồn phát như sau: dòng thấp tần, công suất từ 300 mmA trở lên; dòng cao tần công suất 200 mmA trở lên. Và hầu như các máy hiện còn sử dụng tốt ở các đơn vị hiện nay đều có thể nâng cấp lên X-quang KTS.
Lợi ích thu được sau khi lắp đặt hệ thống X-quang KST
– Trả kết quả nhanh, linh hoạt, góp phần nâng cao hiệu quả xử lý bệnh nhân (đặc biệt đối với bệnh nhân chấn thương; bệnh nhân mắc dịch bệnh truyền nhiễm nguy hiểm về đường hô hấp gây tổn thương phổi cần phải được phát hiện nhanh để cứu chữa kịp thời và cách ly sớm khỏi cộng đồng như bệnh Lao, SARS, nhiễm vi rút H5N1 …)
– Giảm liều tia chụp cho bệnh nhân so với phương pháp truyền thống
– Không xảy ra tình huống hỏng phim cần chụp lại và rửa lại phim như phương pháp truyền thống
– Hình ảnh XQ bằng kỹ thuật số nên việc lưu giữ hình ảnh trở nên đơn giản, có thể ghi hình ảnh ra đĩa CD, có thể gửi hình ảnh qua mạng …
– Linh hoạt trong chẩn đoán: Có khả năng chẩn đoán từ xa, hội chẩn từ xa, telemedicine
– Không cần buồng tối để rửa phim nên tận dụng được thêm diện tích cho các nhu cầu khác
– Hoạt động với máy in phim khô, không cần sử dụng hoá chất rửa phim nên tiết kiệm chi phí tiêu hao và góp phần kiềm chế sự gia tăng ô nhiễm môi trường sống.
– Giảm tối đa công việc nặng nhọc cho Kỹ thuật viên như: không phải rửa phim trong buồng tối, không phải tiếp xúc với hoá chất rửa phim có hại cho sức khoẻ …
– Làm cơ sở thiết lập hệ thống thông tin hình ảnh (PACS/RIS) và kết nối với các hệ thống thông tin khác trong bệnh viện, tiến tới thiết lập hệ thống thông tin bệnh viện hoàn chỉnh (HIS)

Hiện nay có 2 phương loại X-Quang số gián tiếp và trực tiếp ( CR & DR ):

DR – Digital Radiography CR – Computed Radiography
Cho ảnh X-Quang số trực tiếp.
Có thể chụp liên tục không cần xóa.
Cho ảnh gián tiếp sau khi được máy Digitizer quét.
Không cần casette, có thể ghi tên bệnh nhân trực tiếp. Ngoài casette, có thêm máy quét, máy ghi lý lịch bệnh nhân.
Cho ảnh ngay sau khi chụp Chậm hơn DR về thời gian cho ảnh
Bản cảm ứng cố định chỉ dùng được với 1 máy X-Quang. Đa năng hơn vì chụp được ở nơi khác rồi mang về trung tâm xử lý.
Là hệ thống hiện đại, gọn nhẹ. Hệ thống cần nhiều máy móc đi theo.
Chi phí cao. Chi phí thấp hơn.
2. Các phương án số hóa X-quang từ hệ thống X-Quang cổ điển
 Xét về nguyên lý, tất cả các loại X-Quang đều phải có nguồn phát, chỉ khác nhau bộ phận thu và lưu trữ hình ảnh. Nguồn phát có thể là loại cao tần ( nguồn xung ) hoặc thấp tần ( biến thế  ) đều có thể kết hợp với hệ thống CR hoặc DR để thành hệ thống X-quang KST hoàn chỉnh. Hệ thống X-Quang số DR có thể là loại đồng bộ có chi phí rất cao hoặc loại lắp ghép chi phí thấp hơn. Tuy nhiên nguyên lý hoạt động và hiệu quả như nhau
Việc tận dụng nguồn phát ( máy X-Quang cổ điển ) hiện có của đơn vị để nâng cấp lên hệ thống KTS CR hoặc DR sẽ tiết kiệm chi phí cho đơn vị hàng tỷ đồng.
2.1 Nâng cấp lên KTS gián tiếp CR (Computed Radiography)
Hệ thống CR hoàn chỉnh bao gồm :
– Máy phát
– Cassette nhận ảnh
– Đầu đọc Cassette chuyển sang KTS
– Hệ thống máy tính tích hợp phần mềm xử lý ảnh, lưu trữ
– Máy in film
Vậy cấu hình cần mua thêm của một hệ thống CR bao gồm
Stt Loại Thiết Bị Công Xuất – Cấu Hình SL
1 Máy đọc CR 73IP/giờ (24×30) cm 1 máy
2 Trạm xử lý ảnh CR
  • CPU
  • Màn hình LCD 17”
  • Phần mềm Console lite
1 bộ
3 IP & Cassette (24 x 30) cm
(35 x 35) cm
(35 x 43) cm
1 bộ
1 bộ
1 bộ
4 Máy in film nhiệt
Hoặc
Máy in film laser
90 film (20×25)cm/giờ

120 film (20×25)cm/giờ

1 máy

1 máy

5 linh kiện kết nối.. 1 bộ
Tổng chi phí đầu tư khoảng: 350 – 400 triệu đồng tùy hãng sản xuất, cấu hình
Chú ý: Cassette dạng này được tháo lắp dễ dàng, dễ di chuyển. Tốc độ quét ảnh từ đầu đọc chậm ( 2-3 phút ) nên nếu đông bệnh nhân thì đơn vị có thể mua thêm Cassette, với chi phí 8 – 15 triệu / cái
2.2 Nâng cấp lên KTS trực tiếp DR ( Digital Radiography )
     Cũng như khi nâng cấp lên CR, khi đơn vị có sẵn máy thì việc nâng cấp lên DR rất đơn giản. Dù DR có nhiều ưu điểm hơn CR nhưng giá thành cao hơn đáng kể nên việc phổ cập cấu hình DR cũng còn hạn chế. Khác với CR, DR nhận tín hiệu và chuyển trực tiếp thành ảnh KTS nên không cần đầu đọc, tấm DR được xem như cassette số. Hệ thống sử dụng 2 tấm DR, một tấm dưới bàn và  tấm trên giá chụp phổi. Có thể sử dụng 1 tấm tháo lắp và di chuyển đi lại, như vậy bất tiện và nhanh hỏng.
Mô hình hoạt động DR như sau:
– Máy phát
– Tấm DR nhận ảnh
– Hệ thống máy tính tích hợp phần mềm xử lý ảnh, lưu trữ
– Máy in film
 Cấu hình nâng cấp một hệ thống DR như sau
Stt Loại Thiết Bị Công Xuất – Cấu Hình SL
1 Tấm nhận ảnh DR 73IP/giờ (24×30) cm 02 bộ
2 Trạm xử lý ảnh DR
  • CPU
  • Màn hình LCD 17”
  • Phần mềm Console lite
1 bộ
3 Máy in film nhiệt
Hoặc
Máy in film laser
90 film (20×25)cm/giờ

120 film (20×25)cm/giờ

1 máy

1 máy

4 linh kiện kết nối.. 1 bộ
Tổng chi phí đầu tư khoảng: 0.8 – 1.2 tỷ đồng tùy hãng sản xuất, cấu hình và công nghệ
Chú ý: một số máy X-Quang có khay chứa cassette cũ không vừa và phù hợp với tấm DR nhưng ta có thể chế lại hoặc mua bổ sung giá đỡ mới cho tấm DR
Như vậy, giữa việc nâng cấp tấm DR và CR có sự chênh lệch nhau rất lớn về giá. Chất lượng hình ảnh tương đương nhưng về độ bền thì DR cao hơn, CR cũng có thể được 4-6 năm với công suất trung bình. Do vậy với các đơn vị có nguồn vốn hạn hẹp, bênh nhân không quá đông như các bệnh viện tuyến huyện, phòng khám, bệnh viện tư nhân nhỏ thì đầu tư CR hiệu quả hơn rất nhiều so với DR3. Mua sắm hệ thống X-Quang mới
Như chúng tôi đã trình bày ở trên, hiện nay các cơ sở Y tế lớn khi đầu tư mua sắm thường đầu tư luôn hệ thống X-Quang số ( đồng bộ hoặc lắp ghép ). Các cơ sở nhỏ, kinh phí ít hơn thì vẫn sử dụng X-Quang cổ điển ( sử dụng phim ướt ). Thực ra, đầu tư hệ thống X-quang KTS chi phí không quá cao, nhất là với hệ thống CR. Tuy nhiên do hiệu quả kinh tế từ chụp X-Quang quá thấp nên nếu đầu tư nhiều sẽ khó thu hồi được vốn.
Khi đầu tư mua sắm hệ thống X-quang mới cần lưu ý các điểm sau :
Khi mua X-Quang cổ điển ( máy phát )
     Hiện nay X-Quang cổ điển có các loại thấp tần, cao tần với công suất từ 200 mmA – 750 mmA. Tuy nhiên loại cao tần có công suất từ 500 mmA – 750 mmA được sử dụng rộng rãi hơn. Công suất hệ thống ( bóng, tủ phát ) quyết định đến giá thành sản phẩm. Thực tế hầu như các máy cao tần đời mới có công suất 250 – 750 mmA đều cho chất lượng hình ảnh đẹp, ít sự khác biệt. Công suất càng cao thì tuổi thọ bóng phát càng bền, càng chịu được cường độ chụp cao liên tục. Do vậy, tùy vào lượng bệnh nhân, yêu cầu chuyên môn mà chọn loại máy có công suất phù hợp.
Do hiệu quả kinh tế thấp, nên nếu không cần chụp các cơ quan phức tạp như cột sống, sọ mặt, can thiệp chấn thương sâu thì các đơn vị có thể chỉ cần đầu tư hệ thống X-Quang cổ điển. Nhưng cố gắng đầu tư loại cao tần để sau này nâng cấp lên KTS cho phù hợp.
Khi mua hệ thống X-quang kỹ thuật số
     Trước khi quyết định đầu tư hệ thống X-quang lỹ thuật số, các đơn vị nên nhờ đơn vị tư vấn khảo sát lại hệ thống X-quang sẵn có, xem có thể áp dụng nâng cấp lên hệ thống Kỹ thuật số, để tận dụng máy phát có sẵn không. Nếu có thể tận dụng được thì nâng cấp lên CR hay DR thì căn cứ theo trình bày ở trên.
Khi muốn đầu tư hệ thống CR hay DR hoàn chỉnh 100% mới từ đầu thì cần chú ý tới: chọn máy phát rời sau đó ghép hay chọn hệ thống đồng bộ ( chỉ có ở DR ). Việc chọn 1 hệ thống DR đồng bộ, tuy rất hiện đại, tính năng tốt và vận hành đồng bộ. Tuy nhiên giá thành sẽ quá cao so với việc ghép tấm DR với máy phát tia X rời.
4. Phương án in ảnh từ máy X-Quang, các loại máy in
Phim ướt: phim ướt có thể rửa bằng tay hoặc bằng máy rửa phim chuyên dụng. Phương pháp này dành cho các máy X-quang cổ điển và ngày càng ít được sử dụng. Một số dòng máy rửa phim phổ biến là của hãng: Kodax, Fujifiml, AGFA
Phim khô: phim khô có thể sử dụng công nghệ in nhiệt hoặc in laser. Máy in và phim laser có chi phí đầu tư cao hơn một ít nhưng chất lượng hình ảnh cũng vượt trội hơn. In phim khô chỉ dành cho các máy X-Quang KTS. Hầu hết các hãng đều có cả 2 dòng máy này, phổ biến có các: Fujifiml, AGFA, Kodak

5. Các thiết bị, vật tư trang bị cho phòng chụp X-Quang

5.1 Thiết bị phụ trợ

STT Tên TB phụ trợ Đặc điểm Số lượng Lưu ý
1 Máy rửa phim/ Máy in phim/ Thùng rửa phim 01 Tùy loại máy Xquang sử dụng để lựa chọn, đối với X-quang thường có thể rửa phim thủ công bằng thùng rửa phim hoặc bằng máy rửa phim. Đối với máy X-quang kỹ thuật số sử dụng máy in phim khô.
2 Đèn đọc phim 1 cửa, 2 cửa, 3 cửa… 01
3 Ổn áp 3 pha 01 Nên có ở những khu vực nguồn điện yếu, không ổn định.
5.2 Dụng cụ – Vật dụng
STT Vật dụng – Dụng cụ Đặc điểm Số lượng Lưu ý
1 Kính chì 30x 40 cm 01 Có thể lựa chọn các kích thước : 30×40, 40×60, 60×80, 80x120cm tùy thuộc vào vị trí quan sát và yêu cầu đặt máy.
2 Lưới lọc tia 30×40 01 18×24, 24×30, 30x40cm…
3 Bìa tăng quang các cỡ 18×24, 24×30, 30x40cm 03
4 Kẹp phim X-Q các cỡ 18×24, 24×30, 30x40cm khi sử dụng với thùng rửa phim
5 Đèn đọc phim X-Q 2 cửa 01 Các cỡ :1 cửa, 2 cửa, 3 cửa…
6 Đèn phòng tối 01 Khi sử dụng máy rửa phim, rửa thủ công
7 Bục lên xuống 01 Sử dụng cho bệnh nhân lên xuống bàn
8 Tủ đựng đồ Đựng hóa chất, vật tư, đồ dùng, hồ sơ 01
9 Bàn chuẩn bị 01
5.3 Vật tư – Hóa chất
STT Vật tư – Hóa chất Đặc điểm Số lượng Lưu ý
1 Phim X-quang các cỡ Phim khô, phim ướt tùy loại máy chụp Xquang
2 Nước (bột) rửa phim Dùng trong rửa phim ướt
3 Hóa chất cản quang các loại
4 Găng tay
5 Khẩu trang
6
6 Các hãng sản xuất – Model phổ biến
  1. Shimadzu
  2. Comed
  3. Ecoray
  4.  GE
  5. Siemens
  6. Philips
  7. Hitachi
  8. Kelex
  9. Kodak
  10. Fuji
  11. Landwind
  12. Mindray
  13. Canon
  14. Toshiba
  15. Samsung Medison
  16. Control-X
  17. Eva
  18. Medien
  19. BMI
  20. Gemss
  21. MIS
  22. SG Healthcare
  23. Triup
  24. Qiong Hua
  25. Perlong
  1. Konica Minolta
  2. Carestream
  3. AGFA
  4. Allengers
  5. Neusoft
  6. OR Technology
  7. Yuwell
  8. Villa Sistemi
  9. DelftDI
  10. JW Medical
  11. Medicatech
  12. Stephanix
  13. XGY
  14. GMM
  15. DMS
  16. Italray
  17. Innomed
  18. Swissray
  19. Adani
  20. Arcom
  21. DRGem
  22. Cuattro
  23. Examion
  24. EOS Imaging
  25. 20/20 Imaging
  1. Intermedical
  2. Amico
  3. Josef Betschart
  4. IDEtec
  5. GMI
  6. CAT Medical
  7. Medigration
  8. Protec
  9. Asahi
  10. Roesys
  11. Angell Technology
  12. Seeuco
  13. Wikkon
  14. Dornier Medtech
Ansinhmed.com

Bài liên quan