VND USD
Kết nối với chúng tôi Theo dõi An Sinh Medical trên Facebook Theo dõi An Sinh Medical trên Youtube Theo dõi An Sinh Medical trên TikTok

Tầm quan trọng của máy thở đối với bệnh nhân COVID-19

6 tháng trước

Máy thở là một trong những thiết bị y tế có vai trò quan trọng trong việc cứu sống các bệnh nhân mắc Covid-19.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã khuyến cáo các nước nên tối ưu hóa việc dùng máy thở để điều trị các bệnh nhân có chuyển biến nặng với COVID-19 do đây là liệu pháp chính chữa trị các trường hợp này một cách hiệu quả. Vậy máy thở là gì và nó có tầm quan trọng thế nào đối với việc điều trị bệnh nhân mắc COVID-19?

Máy thở là gì?

Theo The Guardian, máy thở là 1 thiết bị y tế được dùng khi bệnh nhân không thể tự hô hấp. Quá trình lấy khí oxy và thải khí carbon dioxide được thực hiện thông qua một ống thở luồn vào khí quản của bệnh nhân.

Sau đó ống thở được gắn vào máy thở và nhân viên y tế có thể điều chỉnh tốc độ đẩy không khí và oxy vào phổi. Quá trình này còn được gọi là đặt nội khí quản.

Khi nào bác sĩ quyết định đặt máy thở cho bệnh nhân

Giáo sư David Story, Phó Giám đốc Trung tâm chăm sóc tích hợp của Đại học Melbourne (Australia), đồng thời là một bác sĩ gây mê tại Bệnh viện Austin (Australia) cho biết: “Trước khi quyết định đặt máy thở cho bệnh nhân, các bác sĩ sẽ xác định các dấu hiệu suy hô hấp với biểu hiện nhịp thở và nồng độ CO2 trong máu tăng, bệnh nhân trở nên mơ hồ và đau đớn. Nhịp thở của người bình thường là khoảng 15 nhịp một phút, nếu nhịp thở đạt khoảng 28 lần một phút, thì đây là tín hiệu cho thấy có thể cần thông khí”.

Theo Giáo sư John Wilson, bác sĩ hô hấp và là hiệu trưởng trường Đại học Bác sĩ Hoàng gia Australasian (Australia), quyết định cắm máy thở vào bệnh nhân được thực hiện khi có căn cứ rõ ràng rằng phổi của họ đã bị viêm quá nặng, hoặc bị chấn thương nghiêm trọng, không thể tự thực hiện chức năng và khi những thao tác ít can thiệp hơn như đeo mặt nạ oxy trên mũi và miệng không thể đáp ứng nhu cầu của bệnh nhân.

Tầm quan trọng đối với bệnh nhân mắc COVID-19

COVID-19 là bệnh về đường hô hấp xảy ra khi virus SARS-CoV-2 xâm nhập và tấn công phổi, trong một số trường hợp, gây ra các vấn đề về hô hấp. Máy thở được xem là giải pháp cuối cùng để cứu lấy sinh mạng những bệnh nhân nguy kịch.

Giáo sư Sarath Ranganathan, thành viên hội đồng quản trị của Tổ chức Phổi Australia và là bác sĩ Bệnh viện Nhi đồng Hoàng gia Melbourne (Australia) cho hay: “Với các hình thức thông khí thủ công như bóp bóng qua mặt nạ, sự sống của bệnh nhân COVID-19 chỉ có thể duy trì trong thời gian ngắn. Họ cần được đặt máy thở trong vòng 30 phút kể từ khi xảy ra cơn nguy kịch”.

Theo cơ quan y tế của Liên Hợp Quốc, khoảng 14% những người nhiễm virus SARS-CoV-2 diễn tiến thành các ca nặng, cần nhập viện và hỗ trợ thở oxy và 5% người mắc COVID-19 cần điều trị trong các phòng chăm sóc tích cực.

Khoảng thời gian mà một bệnh nhân sử dụng máy thở có thể từ vài ngày đến vài tuần tùy tình hình.  Khi bệnh nhân không còn cần đến máy thở nữa, ống nối sẽ được tháo ra và máy thở sẽ được chuyển sang cho bệnh nhân tiếp theo sau khi được khử trùng kỹ càng.

Sử dụng máy thở nào cho bệnh nhân COVID-19?

Thở máy trên bệnh nhân nhiễm Covid-19 đã được WHO hướng dẫn và khuyến cáo chi tiết. Việc các hãng nổi tiếng đang chạy đua sản xuất máy thở thì có 2 loại khả quan: máy thở không xâm lấn hoặc máy thở xâm lấn di động. Vì các máy thở xâm lấn cố định, phức tạp nên thời gian sản xuất sẽ lâu. Máy thở cố định phức tạp có thể có hơn 1.000 linh kiện cấu thành.

Vậy những máy nào có thể sử dụng điều trị bệnh nhân Covid-19 ?

Sau đây là các giai đoạn tiến triển cần sử dụng máy thở theo tình trạng bệnh nhân và bệnh lý nền. Nhất là các bệnh lý nền về đường hô hấp.

Máy trợ thở BiPAP/CPAP

Ban đầu thì chỉ có tác dụng trên các bệnh nhân có bệnh lý nền về hô hấp như COPD….

Thở BiPAP/CPAP giúp bệnh nhân nâng cao sức khỏe để chống chọi bệnh. Hoặc trong trường hợp hết máy thở chuyên dụng thì dùng máy này cũng có tác dụng nhất định, có còn hơn không. Tuy nhiên Bệnh nhân triến triển sang ARDS (suy hô hấp cấp tính) thì không còn tác dụng và thậm chí có hại.

Nhược điểm lớn của loại máy này là dùng 1 ống thở, khí thở bệnh nhân thoát trực tiếp ra ngoai gây lây nhiễm cho các Y bác sĩ. Do đó nhiều người đã không dùng loại này. Không thể dụng van lọc khí thở ra (chế được) nhưng sẽ tăng sức cản đường thở.

Máy thở Oxy dòng cao

Được WHO khuyến cáo sử dụng ở giai đoạn đầu. Có tác dụng cấp Oxy tốt hơn cho bệnh nhân, hạn chế tránh tiến triển đến suy hô hấp. Tuy nhiên sử dụng thì cần theo dõi liên tục để nhanh chóng chuyển sang đặt nội khí quản và thở xâm nhập nếu bị ARDS.

Một số loại máy hiện đại như HFT500, HFT700 của Mek-ics có khả năng cảm biến dòng thở ra để giảm bị áp lực nên nếu cần có thể chế bộ lọc đầu thở ra nhằm hạn chế phát tán Virus.

Máy thở oxy dòng cao HFT700

Máy thở xâm lấn di động

Dòng máy này chính là cứu cánh cho tình trạng hiện nay. Có thể sản xuất nhanh và cũng đủ các Mode thở cơ bản cho điều trị bệnh nhân ARDS. Tuy nhiên sẽ không thể cung cấp cho các Bác sĩ các lựa chọn cao mode thở hiệu quả hơn theo từng bệnh nhân.

Máy thở xâm lấn cố định

Đây chính là thiết bị cần nhất, đủ tất cả tính năng của các loại máy khác và có nhiều Mode thở để cung cấp cho bác sĩ ICU đầy đủ công cụ để xử lý.

Như vậy, lý tưởng nhất cho điều trị Covid-19 phải là các máy thở xâm lấn cố định. Máy càng đa năng, hiện đại càng tốt.

An Sinh là đơn vị độc quyền phân phối cho hãng sản xuất máy thở Mek-ics. Nhà sản xuất máy thở duy nhất tại Hàn Quốc, lớn nhất Châu Á.